Chuột rút hay vọp bẻ thường xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều nhất ở vùng bắp chân khiến cho các mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Theo các bác sĩ, chuột rút sau khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và rất khó để xác định chính xác.
Đó có thể là do sự tăng lên của trọng lượng cơ thể khiến cho áp lực lên phần chân gia tăng nhiều hơn. Điều này có thể thấy rõ khi những cơn chuột rút về đêm xuất hiện đặc biệt nhiều trong những các tháng cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, sự tăng trưởng về kích thước thai nhi cũng khiến cho tử cung giãn ra, to hơn và chèn ép vào tĩnh mạch, dây thân kinh từ tủy sống xuống chân và gây chuột rút.
Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng, chuột rút xảy ra do cơ thể thai phụ không được bổ sung đầy đủ những vitamin và khoáng chất cần thiết như kali, canxi hay magie…Dẫn tới mất nước, mất cân bằng điện giải làm chơ cơ bị co cứng.
>>>> Tìm hiểu thêm về các cơn co thắt âm đạo
Với các mẹ bầu, chuột rút thưởng xảy ra ở bắp chân hoặc cẳng chân. Khi đó, chị em sẽ thấy cơ tại những vị trí này co rút tạo thành những khối nhỏ dưới dưới da. Cùng với đó là các cơn đau nhói đột ngột xuất hiện một cách hết sức rõ ràng.
Thông thường, những cơn đau này sẽ tự biến mất khi chị em thả lỏng, cố gắng co duỗi chân thật chậm rãi. Tuy nhiên, nếu chuột rút xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau, hãy tìm gặp các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:
Thực tế, bà bầu bị chuột rút không chỉ khiến cho chị em cảm thấy đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là giấc ngủ. Điều này có thể tác động gián tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ không nên chủ quan bỏ qua, mà cần tìm hiểu kỹ để có cách khắc phục hiệu quả.
Khi mang thai, nếu bị chuột rút, chị em có thể tự xoa bóp tại ví trí đau, nhẹ nhàng duỗi chân ra, hướng những ngón chân về phía ống quyển. Điều này làm cho phần cơ bị co được giãn ra, tránh tình trạng co thắt. Tiếp đó, thai phụ có thể đứng trên bề mặt lạnh hoặc chườm nóng lên vùng đau để thư giãn và làm mềm cơ.
Với những trường hợp chuột rút do thiếu chất, các chị em nên bổ sung nhiều hơn kali, canxi, magie ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ thông qua các thực phẩm phổ biến như: chuối, rau xanh, tôm, cua…
Bên cạnh đó, chị em không nên đứng, ngồi quá lâu (nhất là ngồi vắt chéo chân) mà nên mát xa chân, ngâm chân bằng nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ, tập những bài yoga đơn giản cho việc lưu thông máu tới chân được hiệu quả hơn.
Bạn muốn biết mang thai bé trai hay bé gái hãy tham khảo 10 dấu hiệu sớm nhất không cần siêu âm này nhé
Trên đây là một số bí quyết chữa chuột rút khi mang thai xin được chia sẻ tới các mẹ bầu. Hy vọng với những kiến thức này, những cơn đau đớn do chuột rút sẽ không còn là nỗi lo nữa. Tuy nhiên, chị em không nên quá chủ quan mà nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn khi có những dấu hiệu bất thường kèm theo nhé.
[addtoany]