Tim mạch: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều Trị

Các bệnh lý về tim mạch có thể gặp phải ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Chúng gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để biết thêm thông tin chính xác nhé !

Bệnh tim mạch là gì?

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hàng năm có khoảng 15.7 triệu người tử vong vì mắc bệnh tim mạch. Đây là nhóm các bệnh lý có liên quan đến tình trạng sức khỏe của trái tim, bao gồm các vấn đề về nhịp tim, mạch máu hay khuyết tật tim bẩm sinh.

nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri benh tim mach

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Các vấn đề về tim mạch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Phần lớn trong số đó xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc liên quan tới các bệnh lý khác như:

– Béo phì, thừa cân.

– Ăn quá nhiều đồ ăn có chứa dầu mỡ, muối, chất béo và Cholesterol.

– Lười vận động.

– Hút thuốc lá, bao gồm cả thút thuốc thụ động.

– Căng thẳng kéo dài.

– Huyết áp cao.

– Lượng đường trong máu cao.

– Do di truyền.

Các yếu tố trên làm tích tụ mảng bám trên thành động mạch và điều này có thể diễn ra ngay từ khi còn nhỏ. Theo thời gian, các mảng bám trên có thể đông cứng hoặc vỡ ra dẫn tới tình trạng xơ vữa làm mạch máu bị thu hẹp. Lúc này, các biểu hiện của bệnh tim thường khá điển hình và dễ nhận biết như:

+    Cơ thể mệt mỏi, khó thở: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu máu cung cấp cho tim, phổi và não.

+    Đau, tức ngực: Là tình trạng thường thấy ở những người bị bệnh tim do sự co bóp để vận chuyển máu của tim đang có vấn đề.

+    Cơ thể nặng nề, tích nước: Khi mắc bệnh, mặt và bàn chân bệnh nhân thường có tình trạng phù mềm kèm theo tình trạng nổi tĩnh mạch ở cổ.

+    Nhịp tim không đều: Thông thường những trường hợp mắc bệnh thường có nhịp tim nhanh hơn bình thường, thậm chí có thể đập dồn dập dẫn tới thở nhanh, thở dốc.

+    Ngất xỉu, chóng mặt: Là dấu hiệu thường gặp khi não không có đủ oxy và dưỡng chất do quá trình lưu thông máu lên não bị ảnh hưởng.

Một số bệnh tim mạch thường gặp

  • Bệnh mạch vành

Là tên gọi của tình trạng động mạch bị xơ vữa do các mảng bám hình thành từ Cholesterol. Chúng xuất hiện và làm giảm khả năng lưu thông máu, khiến cho việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho tim phải hoạt động nhều và trở nên suy yếu hơn.

Thường thì bệnh không có dấu hiệu rõ ràng. Đa số người bệnh chỉ cảm thấy đau tức ngực khi hoạt động mạnh hay xúc động hoặc đôi khi là đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên đối với người cao tuổi, tình trạng này có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Đây thực chất là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Tình trạng này xuất hiện khi sự lưu thông máu lên não bị gián đoạn, không cung cấp đủ oxy dẫn tới các tế bào não bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây tử vong.

Tai biến mạch máu não thường gặp ở những trường hợp cao huyết áp, hoặc xơ vữa động mạch mức độ nặng. Điều này sẽ làm hình thành các cục máu đông gần não gây tắc nghẽn dẫn tới đột quỵ.

  • Bệnh tim bẩm sinh

Theo các bác sĩ, bệnh tim bẩm sinh thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi và thường chỉ được phát hiện khi các bé ra đời hoặc ở những năm sau đó. Bệnh tim bẩm sinh có dấu hiệu điển hình là tình trạng khó thở, thiếu oxy nên cơ thể tím tại.

Cho đến nay, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh. Nhưng các bác sĩ khuyên rằng, các thai phụ nên giữ gìn sức khỏe hơn trong thai kỳ như tránh tiếp xúc với hóa chất, tia X..để thai nhi không gặp phải bệnh lý này.

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Thông thường, để chẩn đoán các bệnh liên quan tới tim mạch, các bác sĩ thường khai thác tiền sử bệnh lý của gia đình,, thói quen sinh hoạt, cân nặng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X quang, xét nghiệm máu, điện tim đồ, chụp cộng hưởng từ…

Sau đó, tùy thuốc vào từng mức độ bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp như sử dụng thuốc, phẫu thuật tim nếu cần thiết. Cùng với đó là một chế độ sống và ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tim mạch xin được chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho việc tầm soát và điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Tốt nhất, hãy tìm tới các bác sĩ khi có những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh. Để biết thêm nhiều kiến thức về những bệnh lý khác các bạn có thể Click vào chuyên mục Tra Cứu Bệnh để biết thêm thông tin mới nhất

[addtoany]
Bình luận của bạn