Polyp mũi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương tim, phổi, viêm họng, viêm tai giữa và biến chứng ác tính, thậm chí làm vỡ vách xoang mũi, thâm nhập vào xoang trán, sọ trước,...
Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh polyp mũi như triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.
Polyp mũi là gì?
Polyp mũi là một khối u lành tính, hình thành từ lớp niêm mạc của mũi, các xoang.
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị polyp mũi như:
– Trẻ em bị xơ nang, viêm xoang dị ứng.
– Người bị hội chứng Churg-strauss.
– Người bệnh hen suyễn.
– Những người dị ứng với thuốc chống viêm, nhiễm nấm, viêm xoang.
– Trẻ em và người già có nguy cơ cao bị polyp mũi.
Triệu chứng nhận biết Polyp mũi
– Chảy nước mũi, nghẹt mũi, cảm giác khó thở, phải thở bằng miệng.
– Chức năng ngửi của mũi suy giảm.
– Ngáy
– Ngưng thở khi ngủ.
Nguyên nhân gây ra Polyp mũi
Polyp mũi hình thành từ niêm mạc mũi.
Mặc dù nhiều người bị polyp mũi không có vấn đề sức khỏe trước đó, nhưng thông thường do các tác nhân gây bệnh như:
– Hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
– Viêm xoang.
– Bệnh xơ nang, hội chứng churg-strauss
– Dị ứng với các thành phần thuốc kháng viêm.
– Các bệnh về mũi cũng có yếu tố di truyền.
Chẩn đoán bệnh Polyp mũi như thế nào?
Polyp mũi có thể chẩn đoán qua các triệu chứng, soi mũi thông thường. Nhưng nếu polyp nằm sâu bên trong có thể thực hiện nội soi.
Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ có thể xác định chính xác vị trí, kích thước polyp và phát hiện kịp thời dị tật, ung thư.
Test dị ứng, xét nghiệm cũng là cách để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Biến chứng nguy hiểm của polyp mũi
Bình thường, triệu chứng polyp mũi khá giống các bệnh viêm xoang, dị ứng…nên dễ nhầm lẫn và điều trị sai bệnh.
Polyp mũi là những khối u lành tính. Tuy nhiên nếu để kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là trẻ nhỏ. Nhiều bé do polyp xoang mũi quá lớn, từ đó dẫn đến tình trạng chẹn vào đường thở, nhất là khi ngủ sẽ gây ra hiện tượng ngưng thở nguy hiểm tính mạng.
Biến chứng nguy hiểm khác của polyp mũi có thể gây tổn thương phổi, tim mạch, viêm tai giữa và biến chứng ác tính. Không ít polyp xâm nhập và phát triển nhanh, to lên gây nén chặt vách xoang mũi và thâm nhập vào các vị trí hốc mắt, xoang trán…
Điều trị polyp mũi như thế nào?
Tùy mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Do đó, các bạn nên đi khám trong các trường hợp:
– Cảm thấy khó thở nghiêm trọng.
– Các triệu chứng xấu đi, nhất là thị giác, thính giác, chức năng ngửi.
– Đau đầu, sốt cao…
Dưới đây là một số phương pháp điều trị polyp mũi hiệu quả:
Điều trị nội khoa
– Một số thuốc chống viêm có thể giảm kích thước polyp, cải thiện triệu chứng khó thở, tắc nghẽn mũi.
– Thuốc xịt mũi có tác dụng giảm sổ mũi, nghẹt mũi, giúp thở dễ dàng hơn.
– Thuốc uống, thuốc tiêm sẽ được chỉ định dùng nếu thuốc xịt mũi không cải thiện tình hình. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc này có thể gây ứ dịch, tăng huyết áp, tăng nhãn áp.
– Một số kháng sinh cũng có thể được dùng trong điều trị viêm xoang, polyp mũi.
Điều trị ngoại khoa
Nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả, thì người bệnh được chỉ định tiến hành phẫu thuật.
Nếu kích thước polyp có kích thước nhỏ thì tiến hành cắt polyp, được tiến hành bằng thiết bị hút nhỏ hoặc một microdebrider để cắt và loại bỏ mô mềm.
Trường hợp kích thước polyp lớn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi. Kỹ thuật thực hiện bằng 1 ống soi mềm, gắn camera và dụng cụ nhỏ ở đầu. Bác sĩ đưa ống soi vào mũi, tìm polyp để cắt loại bỏ chúng.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng nước muối sinh lý xịt vào để vệ sinh hàng ngày để ngăn ngừa tái phát.
Hầu hết nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao. Chỉ 15% trường hợp bị vấn đề mũi mãn tính có thể tái phát.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Polyp mũi hoàn toàn có thể phòng tránh, chỉ cần lưu ý những vấn đề dưới đây|:
– Nếu mắc các bệnh về mũi, đường hô hấp, dị ứng thì cần điều trị triệt để.
– Tránh xa các chất gây dị ứng, viêm xoang như khói thuốc lá, bụi, hóa chất…
– Vệ sinh mũi thường xuyên, không nên dùng tay để ngoáy mũi.
– Không được để vùng mũi bị lạnh như ngồi điều hòa nhiệt độ quá thấp, đi ngoài trời lạnh.