Thanh lọc cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh…là những công dụng hữu ích khi sử dụng rau má đúng cách mang lại. Vậy rau má tốt với sức khỏe như thế nào, ai không nên dùng rau má, cách sử dụng rau má hiệu quả.
Rau má là loại rau được biết đến với công dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc cho con người. Thành phần của rau má bao gồm: beta caroten; sterols; saponins; alkaloids; calcium; iron; magnesium; manganese; phosphorus; potassium; zinc cùng các loại vitamin B1, B2, B3, C và K. Vì thế, đây là một loại rau rất tốt cho sức khỏe:
Rau má có công dụng kích thích cơ thể, đào thải độc tố, muối, nước. Bên cạnh đó, rau má còn có công dụng là đào thải chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Nhờ vậy mà các chất độc hại có trọng thận được đào thải ra bên ngoài. Giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Rau má đóng vai trò lớn trong hệ tuần hoàn, có khả năng tối ưu hóa hệ tuần hoàn. Giúp ngăn ngừa xuất huyết, giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch.
Bên cạnh đó, rau má còn có công dụng giúp kích thích lưu thông máu. Giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó giúp các bộ phận và cơ quan trên cơ thể hoạt động được hiệu quả hơn.
Trong rau má có hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxi hóa. Vì thế khi sử dụng rau má đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau má có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Nó giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong rau má cũng giúp kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.
Trong rau má có chất triterpenoid giúp giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh. Những người uống rau má thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn so với người không uống.
Chất triterpenoid có trong rau má còn có công dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương giúp cho vùng da này khỏe mạnh hơn.
Đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch, suy tĩnh mạch sử dụng rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết. Một nghiên cứu đã cho thấy những người bị tăng huyết áp tĩnh mạch sau khi dùng rau má thì triệu chứng mệt mỏi, chuột rút, đau nhức, sưng tấy, phù mắt cá giảm rõ rệt sau 4 tuần.
Mặc dù rau má mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây không nên sử dụng rau má hoặc hạn chế sử dụng như:
Trong rau má có chứa một số hợp chất có khả năng ngăn chặn quá trình trứng thụ tinh. Bên cạnh đó, còn có thể khiến phụ nữ mang thai bị sảy thai.
Vì thế, nếu như chị em đang chuẩn bị có con thì nên hạn chế ăn rau má. Phụ nữ đang mang tahi, tuyệt đối không nên ăn rau má dưới bất cứ món ăn nào.
Nếu như bạn sử dụng rau má quá nhiều sẽ khiến cholesterol và lượng đường trong máu tăng lên. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì thế, người bị mắc bệnh tiểu đường nếu như không muốn bệnh chuyển biến nặng hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng rau má hay nước của rau má.
Rau má có công dụng thanh nhiệt giải độc. Vì thế, nhiều người bị nóng trong người thường cho rằng, uống nước rau má sẽ cải thiện được tình trạng bị nóng trong.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng uống nhiều nước rau má hay ăn rau má sẽ khiến bạn bị đầy bụng, thậm chí bị tiêu chảy. Do đó, để cải thiện tình trạng này nhưng không muốn từ bỏ niềm đam mê uống nước râu má của mình. Khi uống, các bạn nên cho thêm vài lát gừng tươi, và uống không quá nhiều.
Rau má có thể tương tác được với các loại thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật; barbiturat; benzodiazepin; thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm…
Bên cạnh đó, rau má còn có công dụng làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường, cũng như các loại thuốc làm hạ cholesterol. Vì thế, nếu như bạn đang uống thuốc kháng sinh thì tuyệt đối không được sử dụng chung với rau má.
[addtoany]