Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng hay cách điều trị là điều mà mọi người cần nắm được. Nếu bạn chưa nắm rõ hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây nhé
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh có biểu hiện là hậu môn bị nứt vỡ, chảy máu và thường xảy ra ở những người đã có tuổi. Bệnh này có hậu quả gì nghiêm trọng và có gì nguy hiểm không? Tham khảo bài viết sau.
Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn
- Đau hậu môn khi đi đại tiện và kéo dài thành từng đợt khác nhau
- Thường bị đau nhói như vết cắt hoặc bị rách mỗi khi phân đi qua hậu môn, nhất là phân rắn.
- Đau bỏng rát, chảy máu và kéo dài nhiều giờ sau khi đi đại tiện xong.
- Hậu môn tiết dịch nhiều
- Đái buốt, đái rắt hoặc thường xuyên táo bón.
Nguyên nhân & biến chứng nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng bệnh chủ yếu xuất hiện ở người bị táo bón, khi bị táo bón sẽ khiến hậu môn bị tổn thương trực tràng, đại tràng dễ bị viêm
– Ngoài ra khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ bị các bệnh khác như trĩ nội, trĩ ngoại, viêm màng đường tiểu,..Căn bệnh này sẽ khiến người bệnh bi đau bụng, tiêu chảy suy dinh dưỡng trầm trọng
– Một số chị em sau khi sinh cũng có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn ở vị trí giữa. Do lúc mang thai tử cung chèn ép làm tĩnh mạch trĩ phát triển.
Do bị viêm nề của phần dưới của vết nứt hình thành một số tổn thương. Sự tổn thương này hình thành do nhiễm trùng làm phù nề mạch máu gây đau đơn, hình thành da thừa xơ hóa gây co thắt
Người bị nứt hậu môn có thể bị nhiễm trùng từ phân, gây có thắt quanh hậu môn dễ bị ổ áp-xe, thậm chí gây rò hậu môn, một căn bệnh khó điều trị bằng nội khoa và hay tái phát nhiều lần
Để điều trị nứt kẽ hậu môn cần tiến hành các bước thăm khám, chẩn đoán lâm sàng bao gồm:
- Chẩn đoán: khám vùng hậu môn –trực tràng bằng tay hoặc dụng cụ hỗ trợ
- Nội soi: sử dụng dụng cụ hỗ trợ
- Xét nghiệm: tùy thuộc tình trạng mà các bác sĩ có chỉ định thích hợp.
Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn
Sau các bước thăm khám đánh giá, tùy thuộc vào tình trạng nứt kẽ hậu môn ở mỗi người mà các bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định khác nhau bao gồm:
Dùng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn
Nếu trường hợp nhẹ, các vết nứt kẽ hậu môn có thể tự lành, hoặc các bác sĩ có thể kê các loại thuốc Đông y, tây y
Các loại thuốc Tây y điều trị nứt kẽ hậu môn
- Thuốc để giảm đau: thuốc bôi tại chỗ có chứa Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen, nitroglycerin,…
- Thuốc giảm sự kích thích: Kem steroid hoặc thuốc mỡ giúp giảm viêm xung quanh tổn thương, có thể giúp đỡ với các triệu chứng ngứa kích thích ở hậu môn,…
- Thuốc nhuận tràng nếu do táo bón kết hợp tăng cường ăn chất xơ,
- Thuốc kháng khuẩn nếu do tiêu chảy
Các bài thuốc Đông y chữa nứt kẽ hậu môn
- Thuốc uống: giảm đau, thanh nhiệt, điều huyết, cầm máu, nhuận tràng, giảm táo bón,…Các vị thuốc được sử dụng như tam thất, nghệ, đương quy, địa du, sài hồ, thăng ma…
- Thuốc ngâm: giúp tăng máu huyết ở các nhóm cơ vùng hậu môn, nuôi dưỡng tế bào, tăng độ đàn hồi của các mạch ở hậu môn, giảm đau, cầm máu,…các vị thuốc như hoàng liên, bồ công anh, hòe hoa, ngư tinh thảo, hổ trượng, hoàng đằng, đại hoàng, khổ sâm, đào nhân, sà sàng tử…
Các loại thuốc này được kê bởi bác sĩ, do đó, tuyệt đối chúng ta không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Đặc biệt không nghe theo các bài thuốc dân gian tự ý bôi, xông các loại thuốc lạ, dị vật,…
Điều trị bằng phẫu thuật
Được sử dụng với những trường hợp bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mạn tính, các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ ở hậu môn giúp giảm co thắt hoặc phẫu thuật cắt bỏ nứt, kỹ thuật cắt niêm mạc,…
Điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
Bên cạnh các phương pháp chữa trị của y tế thì cũng có nhiều cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà như:
- Nha đam: giúp kháng viêm, giảm đau, làm dịu các vết thương. Theo đó chúng ta có thể lấy phần gel trong lá nha đam để bôi lên vùng nứt kẽ hậu môn.
- Dầu dừa/dầu ô liu: giúp làm mềm da, giảm đau, kháng viêm. Chúng ta có thể bôi các loại tinh dầu này lên vùng bị nứt kẽ hậu môn khoảng 2-3 lần/ ngày.
- Dầu mù u: giúp giảm đau, kháng viêm, nhanh liền sẹo,…Chúng ta có thể bôi dầu mù u lên vết nứt kẽ hậu môn 1-2 lần/ ngày
- Giấm táo: giúp giảm nguy cơ táo bón hiệu quả -một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Chúng ta có thể pha giấm táo (loại chưa lọc) vào nước ấm, thêm một chút mật ong, uống 2 lần/ ngày.
- Hoa chuông: giúp liền sẹo, thúc đẩy tế bào phát triển nhanh, giảm đau rát…do đó rất tốt trong việc điều trị nứt kẽ hậu môn. Theo đó chúng ta lấy lá hoặc gốc hoa chuông hãm vào nước ấm. Lấy phần nước đó để vệ sinh vùng hậu môn. Làm như vậy ngày 1 -2 lần rất có hiệu quả với người bị nứt kẽ hậu môn
Cách phòng tránh và điều trị nứt hậu môn
- Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh cần đi thăm khám để được điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn đúng cách.
- Nên ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều rau, uống thêm nhiều nước, tập thể dụng thường xuyên để tránh bị táo bón
- Nếu thường xuyên bị táo bón nên uống thuốc điều trị để nhuận tràng.
- Dùng kem thoa chống viêm, giảm đau, bôi trơn, giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp vết nứt mau lành.
Nếu sau khi sử dụng thuốc mà bạn không thấy đỡ thì nên đến khám lại ngay với các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Khi dùng thuốc mà có những biểu hiện mẩn ngứa, dị ứng, chóng mặt hay buồn nôn, sốt thì cũng nên tìm đến bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản của bệnh nứt kẽ hậu môn. Mong rằng qua đó giúp bạn hiểu hơn về bệnh, phát hiện sớm qua những biểu hiện và tìm cách điều trị sớm.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!