Âm nhạc Indonesia ẩn chứa bên trong một sự đa dạng văn hóa tuyệt vời, cho tới ngày nay còn giữ nguyên giá trị!
Tổng quan về nhạc Indonesia
Âm nhạc của Indonesia cho thấy một sự đa dạng văn hóa, cũng như sự sáng tạo tuyệt vời từ âm nhạc địa phương. Sau này, nhờ những ảnh hưởng từ âm nhạc nước ngoài mà âm nhạc đương đại của Indonesia thêm phát triển và định hình.
Indonesia có hàng nghìn hòn đảo với lịch sử văn hóa, đặc điểm nghệ thuật riêng. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của hàng trăm hình thức âm nhạc khác nhau, tất cả đều thường đi kèm với sân khấu và khiêu vũ.
Các bản nhạc của Java, Bali, Sumatra, Flores và những đảo khác đã được các học giả Indonesia và học giả nước ngoài ghi chép lại để tiếp tục nghiên cứu. Nền âm nhạc của quốc gia này có trước các ghi chép lịch sử. Theo đó, thổ dân các bộ lạc Indonesia khác nhau thường sử dụng các bài hát đi kèm với các nhạc cụ và thánh ca của họ trong các nghi lễ.
Bản chất của các bài hát cũng như âm nhạc truyền thống của Indonesia là dung hòa âm thanh và nhịp điệu mạnh mẽ, với sự ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển Malaysia, Ấn Độ. Ảnh hưởng này có thể thấy rõ ràng thông qua âm nhạc đại chúng truyền thống ở Dangdut .
Về bản sắc, nhạc Indonesia bắt đầu vào thế kỷ thứ 2 – 3 trước Công nguyên khi nền văn hóa Thời đại đồ đồng xuất hiện ở quần đảo Indonesia. Các bộ tộc Indonesia có âm nhạc truyền thống thường sử dụng nhạc cụ gõ, trong đó phải kể đến gendang (1 loại trống) và cồng chiêng. Một số nhạc cụ phức tạp và đặc biệt hơn cũng được nghiên cứu chế tạo, như nhạc cụ angklung của người Sundan, nhạc cụ dây sasando của đảo Rote, và dàn nhạc gamelan đến từ Java và Bali .
Indonesia cũng được coi là quê hương của chiêng chuông, một bộ chiêng nồi nhỏ, cho ra âm vực cao. Các cồng chiêng thường được nhạc công đặt theo thứ tự cao độ, được chơi bởi từ một đến bốn nhạc công. Mỗi nhạc công dùng hai chiếc gậy có đệm để đánh vào cồng chiêng. Ngày nay chúng vẫn còn là một nhạc cụ vô cùng quan trọng củanhiều nhóm nhạc Indonesia. Ví dụ như kulintang, gamelan và alempong .
Âm nhạc Indonesia hiện nay trong sự giao lưu với Việt Nam
Ngày nay, âm nhạc đương đại của đất nước Indonesia đã ngày càng phổ biến trong khu vực, trong đó có cả các nước láng giềng như Mã Lai, Singapore và Brunei. Những tác phẩm đương đại của họ đa số đến từ sáng tác của các tác giả trẻ người Indonesia. Đồng thời, chúng thường được lấy cảm hứng từ các chất liệu âm nhạc dân gian của Indonesia, với các màn trình diễn ngày càng hoàn thiện và tuyệt vời hơn theo giới gian. Với Việt Nam, âm nhạc Indonesia cũng có sự giao lưu và giao hòa.
Năm 2019, The New Yogyakarta Contemporary Ensemble – một nhóm nhạc trẻ đương đại rất nổi tiếng của Indonesia đã đến diễn đầu tiên tại Hà Nội. Ban nhạc có tám thành viên, mang tới cho khán giả Việt Nam những màn trình diễn kỹ lưỡng, nội dung hay, thành công chiếm được cảm tình của khán giả.
The New Yogyakarta Contemporary Ensemble là nhóm nhạc được một nghệ sĩ Cello nổi tiếng hàng đầu thành lập vào 10/2017, đó là nghệ sĩ Asep Hidayat. Các thành viên trong dàn nhạc này không chỉ biểu diễn âm nhạc truyền thống Indonesia và còn biểu diễn âm nhạc phương tây cổ điển. Sự độc đáo của họ nằm ở mong muốn được chuyển giao, cũng như tiếp thu từ truyền thống âm nhạc của quốc gia khác. Đồng thời, họ cũng không ngần ngại dịch chúng sang 1 thứ ngôn ngữ mới.
Hy vọng với tinh thần đó, âm nhạc Indonesia sẽ ngày càng có 1 bước tiến vững vàng hơn!