Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được khống chế. Vì thế, các bạn cần phải nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng. Từ đó, thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý thường gặp đứng thứ hai trong ung thư đường tiêu hoá sau ung thư dạ dày. Bệnh thường bắt gặp ở những người thừa cân béo phì; thiếu hoạt động thể chất; chế độ sinh hoạt hàng ngày thiếu tính khoa học; thường xuyên lạm dụng rượu bia…
So với các bệnh ung thư khác thì ung thư đại trực tràng tiến triển chậm và di căn muộn hơn. Ung thư đại tràng nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời tỷ lệ sống kéo dài trên 5 năm là 80-90%.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của mình. Ngay khi bản thân có các dấu hiệu dưới đây. Các bạn tuyệt đối không được bỏ qua, chủ quan. Thay vào đó, các bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Khi bị ung thư đại tràng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu:
Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 – 80% bệnh nhân ung thư đại tràng. Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều.
Ung thư ở đại tràng phải đến muộn thường có triệu chứng bán tắc ruột: người bệnh đau bụng từng cơn, đôi khi thấy sôi bụng, sau khi trung tiện được thì hết đau (hội chứng Koenig).
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng điển hình của bệnh ung thư đại tràng. Đi kèm theo đó người bệnh sẽ bị đi cầu táo bón xen kẽ với đi lỏng.
Táo bón thường thấy ở ung thư đại tràng trái nhiều hơn. Táo bón kéo dài làm người bệnh khó chịu, nhức đầu, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dùng thuốc nhuận tràng người bệnh có thể đi tiêu trở lại, nhưng sau đó lại táo bón tiếp tục.
Táo bón là do ung thư làm hẹp lòng ruột, cản trở lưu thông của phân, gây ứ đọng phân. Hiện tượng ứ đọng phân làm tăng quá trình thối rữa và lên men, sinh nhiều hơi. Làm bụng chướng đồng thời cũng tăng bài tiết chất nhầy ở ruột. Những chất nhầy này sẽ làm cho người bệnh đi cầu lỏng với phân lẫn chất nhầy và đôi khi có máu. Khi khối u phát triển làm hẹp lòng đại tràng người bệnh sẽ đi cầu Phân nhỏ và dẹt.
Đi đại tiện phân lẫn máu
Người bệnh đi cầu phân thường có máu do chảy máu ở vị trí ung thư. Xuất huyết ở đại tràng phải phân thường có màu đỏ sẫm, xuất huyết ở đại tràng trái và trực tràng phân có màu đỏ tươi hơn. Phân lẫn máu thường có ít chất nhầy của niêm mạc ruột.
Hiện tượng xuất huyết thường rỉ rả, từng ít một nên lúc đầu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sau đó do chảy máu kéo dài nên làm người bệnh thiếu máu.
Triệu chứng toàn thân
- Sụt cân: có thể sụt cân từ từ làm người bệnh không chú ý, nhưng cũng có khi sụt cân nhanh (5kg trong 1 tháng), kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi.
- Thiếu máu: đặc điểm của thiếu máu trong ung thư đại tràng là không biểu hiện rõ sự mất máu nên khó phát hiện.
- Sốt: khoảng 16%- 18% bệnh nhân ung thư đại tràng có triệu chứng duy nhất là sốt.
Khối u
Gặp ở 60% nhân bệnh ung thư đại tràng. Khi khối u phát triển có thể sờ thấy khối u khi thăm khám. Khi sờ thấy u của đại tràng thì thường là bệnh đã đến giai đoạn muộn.
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Hiện tỷ lệ người bị ung thư đại tràng đang có dấu hiệu ngày . Vì thế, các bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư này.
Để phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng các bạn cần phải:
- Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư
- Bỏ hút thuốc lá
- Hoạt động thể chất
- Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
- Hạn chế uống rượu
- Ăn đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc
- Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản)
- Bổ sung vitamin D
Ung thư đại tràng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì thế, các bạn cần phải nắm bắt được dấu hiệu của bệnh. Từ đó thăm khám sớm, điều trị kịp thời. Giúp kéo dài tuổi thọ của mình.