Từ đầu năm đến nay, tp.hcm đã có đến 18 người chết vì bệnh sốt xuất huyết. Hơn 46.000 người bị nhiễm bệnh, trong đó có nhiều ca chuyển biến biến nặng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ y tế kêu gọi người dân nâng cao ý thức cũng như tăng cường biện pháp chống dịch sốt xuất huyết.
Một vài thông tin quan trọng về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh có thể gây thành đại dịch do virus dengue gây ra. Người bị nhiễm vius nếu như không có biện pháp phòng ngừa, bệnh sẽ dễ truyền nhiễm sang cho người khác.
Khi bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Khi bệnh chuyển biến sang mức độ nặng, người bệnh sẽ có thêm các dấu hiệu:
- Chấm xuất huyết ngoài da
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Nôn/ói ra máu
- Đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn
- Chân tay lạnh, người vật vã
- Luôn trong tình trạng hốt hoảng
Bệnh sốt xuất huyết nếu như không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Sức khỏe, tính mạng của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hơn nữa, bệnh sốt xuất huyết nếu như không có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả. Bệnh sẽ nhanh chóng phát triển thành đại dịch, bùng phát và lây lan mạnh. Vì thế để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như ngăn chặn khả năng lây lan của bệnh. Các bạn cần phải có biện pháp ngăn chặn bệnh một cách hiệu quả.
Biện pháp chống dịch sốt xuất huyết
Để bệnh không lây lan, phát triển mạnh tạo thành đại dịch. Các bạn cần có biện pháp phòng chống dịch một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh và ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết:
Thường xuyên vệ sinh xung quanh nơi ở
Chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết là trách nhiệm của mỗi người dân hiện nay. Như đã biết, nguyên nhân chính lây truyền dịch sốt xuất huyết chính là sự lây lan của muỗi vằn.
Do đó cần phải có biện pháp hữu hiệu làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ muỗi. Bằng việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vườn tược. Loại bỏ tình trạng đọng nước, ẩm thấp. Tạo độ thông thoáng để loại bỏ nơi trú ẩn, sinh sản của loài muỗi.
Bên cạnh đó, lau dọn nhà cửa kết hợp sử dụng tinh dầu thơm có nguồn gốc tự nhiên. Giúp căn nhà bạn thêm thơm mát và khiến muỗi không dám đến gần.
Không quên sử dụng màn khi đi ngủ
Ban đêm chính là điều kiện thuận lợi để muỗi tấn công. Do vậy việc mắc màn khi đi ngủ là rất cần thiết, là phương pháp an toàn, không gây hại sẽ khiến giấc ngủ của bạn trở nên yên tâm hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng màn bạn nên lựa chọn các loại màn có lỗ nhỏ, dầy, thoáng khí. Khi màn có lỗ rách các bạn cần vá ngay để phòng chống muỗi hiệu quả hơn.
Sử dụng các công cụ diệt trực tiếp muỗi mang lại hiệu quả
Phương pháp sử dụng vợt muỗi, hương muỗi, đèn diệt muỗi cũng là một trong những cách giúp tiêu diệt muỗi bạn nên biết.
Tuy nhiên chúng chỉ mang tính tạm thời, trong phạm vi hẹp. Thậm chí sử dụng một số phương pháp diệt muỗi còn gây hại cho sức khỏe và không loại bỏ được tận gốc nơi sống của loài muỗi.
Việc sử dụng phun thuốc diệt muỗi thường xuyên được người dân sử dụng. Đây là cách diệt muỗi hiệu quả, gần như loại bỏ được nơi sinh sống của muỗi.
Bên cạnh đó, diệt muỗi bằng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi, tẩm màn cùng mang lại hiệu quả cao để tránh xa sự lây truyền từ muỗi.
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Thuốc xịt muỗi hay nhang muỗi nếu dùng thường xuyên trong không gian sống sẽ không tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Bởi trong thuốc xịt muỗi luôn chứa các những chất hóa pyrethroid, rồi allethrin hay prallethrin, deltamethrin. Nếu tiếp xúc với một lượng thuốc đáng kể trong thời gian ngắn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước; gây ngộ độc cấp tính.
Phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh do đó cần có biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả ngay từ bây giờ. Trang bị cho mình những biện pháp hữu hiệu trên chính là cách để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn.