Bestsongdep.com

Ai không nên ăn đậu bắp mặc dù đậu bắp tốt cho sức khỏe?

Chữa táo bón, giúp làm trắng và mịn da; hỗ trợ điều trị tiểu đường; giúp giảm cân… là những công dụng mà đậu bắp mang lại. Tuy nhiên, đây không phải là loại thực phẩm mà ai cũng có thể ăn được. Vậy ai không nên ăn đậu bắp hay đậu bắp “đại kỵ” với những đối tượng nào.

Công dụng của đậu bắp đối với sức khỏe

Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây, bông vàng. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, có khả năng chịu đựng được nóng bức và khô hạn tốt. Đậu bắp, được gieo trồng ở những vùng nhiệt đới hay ôn đới. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung ở các tỉnh phía Nam.

Theo như nghiên cứu, thì đậu bắp là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

Chữa táo bón

Đậu bắp có nhiều chất xơ, lượng chất xơ trong 100 gram đậu bắp bằng 10% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Do đó đậu bắp sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, vitamin A trong đậu bắp cũng góp phần làm cho màng nhầy trong ruột kết thực hiện tốt chức năng của chúng. Vì thế, làm cho việc đi tiêu dễ dàng hơn.

Giúp làm trắng và mịn da

Vitamin C và K trong đậu bắp cũng giúp giữ cho làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh. Các vitamin khác có mặt trong đậu bắp cũng giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể. Đồng thời thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da bị hư hại.

Giảm cân

Đậu bắp có nhiều chất xơ, trong khi chứa ít calorie, rất thích hợp cho những người muốn ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, những người bị lạnh bụng không nên ăn đậu bắp thường xuyên.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một số nghiên cứu đã chứng minh các sợi của đậu bắp giúp ổn định lượng đường trong máu. Nó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và duy trì trạng thái cân bằng đường huyết với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính thời điểm chứ không trị dứt hẳn được tiểu đường.

Hỗ trợ khả năng sinh sản và sức khỏe khi mang thai

Hàm lượng folate trong đậu bắp cao vì thế rất tốt cho phụ nữ mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi. Giúp phòng ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.

Tăng cường thị lực

Lượng vitamin A và vitamin C có nhiều trong đậu bắp cũng giúp tăng cường thị lực. Phòng ngừa các bệnh về mắt như điểm vàng; viêm giác mạc.

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Nhờ vitamin K và folate, đậu bắp cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương và chống đỡ bệnh loãng xương.

Ai không được ăn đậu bắp?

Mặc dù đậu bắp rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với những đối tượng dưới đây nếu ăn nhiều đậu bắp sẽ gây hại cho sức khỏe. Những đối tượng không nên ăn đậu bắp bao gồm:

Người có vấn đề về đường ruột

Đậu bắp có chứa fructans – một loại carbohydrate. Ăn nhiều thực phẩm chứa fructans có thể gây ra các tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có vấn đề đường ruột. Đặc biệt là người bị hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra ăn đậu bắp bị tiêu chảy thì có thể là do vệ sinh thực phẩm không sạch. Mặc dù đây là thực phẩm có lợi cho những người mắc bệnh táo bón nhưng đối với người bụng cồn cào hay đau bụng thì không nên ăn đậu bắp.

Viêm đại tràng co thắt là bệnh khá thường gặp

Người viêm khớp, đau khớp nhạy cảm với thành phần solanine

Đậu bắp chứa solanine vốn có liên quan với đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một tỉ lệ nhỏ người nhạy cảm với thành phần này.

Những người bị bệnh liên quan đến khớp nếu như đậu bắp nhiều và thường xuyên sẽ khiến cho mức độ của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người đang dùng thuốc chống đông máu

Trong đậu bắp có chứa hàm lượng vitamin K cao. Nếu như bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu sẽ khiến đường dẫn máu vào tim bị tắc nghẽn. Gây nguy hại cho người bệnh.

Người bị sỏi thận

Trong đậu bắp có chứa nhiều oxalat. Theo nhiều khuyến cáo từ viện nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat. Do đó, những người đang bị bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn nhiều đậu bắp, cũng như các thực phẩm giàu chất oxalat.