Trong suốt thai kỳ, chị em phải trải qua rất nhiều triệu chứng khó chịu, một trong số đó là hiện tượng phù nề. Để giúp chị em giảm bớt khó chịu, dưới đây là 6 cách giúp mẹ bầu giảm phù nề hiệu quả.
Phù nề hay còn gọi là hiện tượng xuống máu, xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, mặt… xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Có khoảng trên 70% chị em gặp phải hiện tượng này trong thai kỳ.
Phù nề trong thai kỳ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là
- Sự dư thừa chất lỏng, giữ nước ở các mô cơ
- Tử cung gây ra áp lực lên phần tĩnh mạch khiến tuần hoàn máu bị ảnh hưởng
- Hormone trong thai kỳ thay đổi
>>> Tham khảo: 20 dấu hiệu có thai sớm nhất
Phù nề có thể xảy ra chủ yếu vào buổi tối, do cả ngày vận động, thời tiết nóng oi cũng có thể khiến cho tình trạng này trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, chị em cũng nên biết rằng, đây là hiện tượng tạm thời, chúng sẽ hết sau khi sinh . Hiện tượng phù nề trong thai kỳ mặc dù là phổ biến, nhưng chị em cũng không nên chủ quan. Cần đi khám khi phù nề cảnh báo bất thường như:
- Phù nề ở mặt, quanh mắt –biểu hiện tiền sản giật
- Phù nề ở 2 chân không đều nhau, kèm theo đau đùi, bắp chân –biểu hiện đông máu
- Phù nề ở cổ tay, bàn tay –biểu hiện hội chứng ống cổ tay
Cách giúp mẹ bầu giảm phù nề hiệu quả
Phù nề có thể chỉ là hiện tượng sinh lý, thế nhưng nó cũng có thể là biểu hiện bất thường mà chúng ta cần phải theo dõi. Phù nề trong thai kỳ gây ra sự khó chịu, đau tức căng cứng khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên thể khỏi hoàn toàn nhưng dưới đây là 6 cách giúp mẹ bầu giảm phù nề khá hiệu quả.
-
Không đứng hoặc ngồi quá lâu
Đứng hoặc ngồi quá lâu khiến cho máu không lưu thông được. Do đó, mẹ bầu hãy chú ý không đứng hoặc ngồi quá lâu, thay vào đó, nếu phải đứng lâu thì có thể nguồi xuống một lúc, hoặc ngồi lâu thì có thể đứng lên đi dạo một lúc. Hạn chế tối đa ngồi vắt chéo chân. Xem thêm: bí quyết chữa chuột rút khi mang thai
-
Nằm nghiêng bên trái
Việc nằm nghiêng về bên trái không chỉ tốt cho thai kỳ, giúp em bé trong bụng có nhiều không gian hơn mà còn là cách giúp mẹ bầu giảm phù nề rất hiệu quả. Giải thích về lý do này, các bác sĩ cho biết, khi các mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp giảm bớt áp lực lên mạch máu dẫn đến tim, do đó giảm thiểu nguy cơ phù nê.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kê chân lên cao khi ngủ cũng có thể giúp chúng ta giảm đau tức, chuột rút, phù nề trong thai kỳ khá hiệu quả.
-
Lựa chọn quần áo, dày dép thoải mái
Vào những tháng cuối của thai kỳ, chị em có thể đã không còn đi vừa những đôi giày dép cũ, quần áo cũng vậy. Thay vì cố gắng đi những đôi giày, dép, mặc những bộ quần áo quá chật chội thì hãy thay cho mình loại đồ rộng rãi hơn.
Mang những đôi giày đế bằng, hoặc giày thể thao sẽ giúp bạn giảm phù nề, cũng như sự căng cứng ở bàn chân. Lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái giúp cho lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ phù nề rất hiệu quả.
-
Dinh dưỡng hợp lý
Một trong những nguyên nhân khiến chị em phải đối mặt với tình trạng phù nề trong thai kỳ đó là chế độ dinh dưỡng. Theo đó, chúng ta muốn giảm nguy cơ phù nề hãy chú ý đến chế độ ăn hằng ngày.
- Uống đủ nước
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
- Ăn nhạt, giảm đường và chất béo
- Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ
- Bổ sung vitamin C, E,…
- Không sử dụng các chất kích thích
-
Tập thể dục
Trong thai kỳ nhiều chị em lo lắng vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến em bé. Thế nhưng chúng ta đừng quên các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của cơ thể. Nó không chỉ giúp cho bạn có thai kỳ khỏe mạnh, mà còn giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn, giảm thiểu phù nề.
-
Sử dụng các liệu pháp
Nhiều chị em cảm thấy rất khó chịu, áp lực khi gặp phải tình trạng phù nề, nó khiến cho cơ thể trở nên nặng nề hơn, khó chịu hơn khi đi lại di chuyển cũng như sinh hoạt. Lúc này chúng ra cũng có thể tham khảo các liệu pháp như sử dụng tinh dầu để massage vùng chân, cổ chân, hoặc ngâm chân bằng nước ấm hòa muối và gừng,…
Trên đây là 6 cách giúp mẹ bầu giảm phù nề hiệu quả mà chúng ta nên biết để có thể giảm nhanh tình trạng khó chịu này. Ngoài ra, nếu trường hợp phù nề diễn ra nặng, cần chú ý đến các nguy cơ do tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn xử lý hiệu quả nhé và đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai – khám thai để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe khi mang thai tốt nhất
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh